Nội dung chính
Khi bạn nghe tiếng Anh mà không hiểu từ mình nghe được nghĩa là gì, diễn tả hiện tượng hay hành động nào, thì cho dù bạn có nghe 100 lần, bạn cũng không hiểu được từ đó. Điều đó chứng tỏ bạn đang mắc sai lầm trong những bước luyện nghe của mình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để khắc phục xác định sai lầm mắc phải khi luyện nghe tiếng Anh và khắc phục chúng nhé!
Xem thêm: Phát âm chuẩn Tây chỉ với 45 ngày?
I. Những sai lầm bạn thường mắc phải
1. Luyện nghe không đều đặn
Có nhiều bạn thường có quan điểm: “Học nghe thì lúc nào chẳng được”. Đừng quên rằng, bạn cần 8000-10000 giờ thực hành đều đặn để giỏi một môn học hay kĩ năng. Bạn chỉ cần dành 30 phút mỗi ngày trong nhiều tuần để luyện tập sẽ hiệu quả hơn việc dành đến 5 – 6 tiếng để nghe tiếng Anh giao tiếp nhưng chỉ thực hiện có 1 lần/tháng. Đôi tai bạn cần sự kích thích đều đặn để hiểu được tiếng Anh, chứ không tiếp thu được những thay đổi đột ngột và thất thường trong thói quen học tập của bạn.
2. Nghe không đi đôi với nói
Hiện nay có một hương pháp luyện nghe tiếng Anh giao tiếp hàng ngày được cư dân mạng truyền tai nhau là “tắm ngôn ngữ”, tức là bạn sẽ nghe trong vô thức để quen với âm điệu của người bản xứ. Tuy nhiên, chỉ nghe một cách thụ động không thể giúp các bạn có phản xạ tốt được, điều này sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng nghe hiểu nhanh nếu quá lạm dụng. Cách tốt nhất là các bạn nên dùng nguồn nghe có phụ đề, vừa nghe vừa bắt chước nói theo để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Bỏ qua phần phát âm
Nghe có vẻ nghịch lí khi càng nghe tiếng Anh “chăm chỉ” nhiều người càng không hiểu băng đang nói gì. Chăm thôi là chưa đủ, quan trọng là phải đúng phương pháp. Bạn không thể nghe chuẩn nếu phát âm hay đặt trọng âm sai cho từ. Rèn luyện cách phát âm chuẩn trong quá trình học chính là chìa khóa giúp bạn sở hữu khả năng nghe tiếng Anh giao tiếp như người bản xứ.
4. Tiếp cận những tài liệu quá hàn lâm
Nhiều bạn do mong muốn tiến bộ nhanh chóng thường chọn nguồn nghe tiếng Anh mang tính hàn lâm, tính học thuật cao để thử sức mình. Nhưng nếu ở trình độ thấp hoặc trung bình; điều đó là quá sức và chỉ làm chậm quá trình học mà thôi. Chưa kể nghe những chủ đề khô khan, thiếu tính ứng dụng cũng là một trong những cách nhanh nhất để “giết chết” lòng kiên nhẫn của bạn với việc học.
II. Cách khắc phục
1. Học lại cách phát âm
Đây là điều cần thiết nếu bạn muốn nghe tiếng Anh giao tiếp hàng ngày hiệu quả. Học lại phát âm đặc biệt bắt buộc với những bạn trình độ nghe bập bõm, hiếm khi nghe tiếng Anh (nghe nhạc, xem phim…) hay không chăm học tiếng Anh tại trường. Bạn sẽ học lại cách đọc nguyên âm, phụ âm, âm cuối… sao cho thật chuẩn xác. Chúng sẽ tạo tiền đề cho các bạn nghe rõ, nghe chuẩn hơn những gì người bản xứ nói chỉ sao một thời gian ngắn áp dụng.
2. Nghe tiếng Anh hàng ngày
Hãy cố gắng dành từ 20 – 30 phút mỗi ngày để luyện nghe. Bạn có thể tranh thủ học trong lúc nhâm nhi cafe sáng hay đi xe bus để nghe một bài hát yêu thích hay nghe radio. Duy trì thói quen này nhằm tạo nên khuôn phép, để bạn hình thành thói quen luyện nghe tiếng Anh giao tiếp hàng ngày vào bất cứ lúc nào, địa điểm nào có thể. Đây là bí quyết mà rất nhiều người học tiếng Anh đã áp dụng và thành công.
3. Rèn luyện phản xạ nghe
Khi bạn đã thành thạo từ vựng, cách phát âm sau một thời gian luyện nghe chăm chỉ, giờ là lúc tiến hành rèn luyện phản xạ nghe tiếng Anh giao tiếp. Khi nghe tiếng Anh, bạn hãy luôn thực hiện đồng thời việc nghe phát âm và đoán nghĩa của câu, thì khi giao tiếp bạn mới kịp thời nắm rõ nội dung mà đối phương đang trình bày.
4. Luyện nghe chép chính tả
Phương pháp này được nhiều sĩ tử luyện thi IELTS, TOEFL… chọn lựa bởi tính hiệu quả của nó. Nghe chép chính tả sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận mặt từ, học các mẫu câu học thuật và luyện phản xạ nghe vô cùng hiệu quả so với nghe hiểu truyền thống. Tuy nhiên cách học này có một nhược điểm là khá tốn thời gian, nên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để theo đuổi cho đến cùng.
5. Nghe những gì mình thích
Chúng ta sẽ chỉ có thể học hiệu quả nếu như học những thứ mình muốn. Nếu bạn thích xem phim, nghe nhạc hay thiết kế thời trang… hãy nghe thật nhiều và làm giàu vốn từ vựng của mình. Hãy chọn chương trình và những bộ phim giúp bạn luyện tập nghe tiếng Anh giao tiếp có phụ đề có giọng chuẩn bản ngữ và phù hợp với trình độ của bạn.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp ích cho bạn được trong việc cải thiện kĩ năng nghe của mình và tiến gần hơn đến với mục tiêu đề ra khi học tiếng Anh. Chúc các bạn thành công!
Bình luận